Tần Thủy Hoàng bước lên đài đăng cơ |
Tần Vương Chính treo sáu thanh bảo kiếm ngay trước đại điện nước Tần, thề diệt sáu nước. Tần vương cử đại tướng quân Vương Tiễn dẫn 100 vạn đại quân phá tan quân Hàn, Triệu, Ngụy, lần lần như tằm ăn lá. Vua Tần giao ước khi nào diệt xong lục quốc sẽ cho Vương Bôn - con trai Vương Tiễn - kết hôn với con gái yêu nhất của mình - công chúa Lạc Dương.
Tần chưa diệt Yên thì thái tử Đan nước Yên đã sai Kinh Kha sang hành thích vua Tần - vụ hành thích thứ 15! Trước khi đi Kinh Kha xin đầu Phàn Ô Kỳ để dâng Tần Vương. Cao Tiệm Ly tấu biệt khúc tiễn đưa. Phàn khóc mà nói: “Ô Kỳ này có tài cán gì mà được nghe Thánh sư gãy đàn? Nghe xong khúc nhạc này đầu Kỳ rơi cũng mãn nguyện”. Nói xong mồ hôi chảy ròng ròng vươn cổ ra chịu chết. Nhưng Kinh Kha có đầu Phàn Ô Kỳ và địa đồ đất Yên cũng không làm sao tiếp cận được Tần Vương. Giữa điện Tần, đến phút cuối Kha mới thét lên rằng: “Cao Tiệm Ly cắt một ngón tay cuốn vào địa đồ để can ngăn đại vương, mong đại vương đừng lạm sát người vô tội!”. Tần Vương rúng động vì ngỡ Tiệm Ly đã tự chặt tay - cái quý nhất của người chơi nhạc - nên mới sai Kinh Kha mở địa đồ. Kha nhân đó lén đâm Tầm Vương. Tần Vương giận, hạ chiếu làm cỏ nước Yên.
Nước Yên bị diệt, Cao Tiệm Ly bị bắt làm tù nhân, bị xâm chữ lên mặt. Tần Vương hối hận cử người săn sóc Ly và muốn Ly làm bài “Tần ca” để động viên binh sỹ nước Tần, cũng là để đánh vào lòng người thiên hạ. Ly kháng mệnh tuyệt thực. Quân sĩ dùng dùi sắt và đóng búa cạy miệng Ly nhưng đổ bao nhiêu nước sâm vào lại bị Ly phun ra hết. Tần Vương bất lực.Lạc Dương công chúa xin được chinh phục Ly. Công chúa nói: “Con muốn bắt Cao Tiệm Ly phải dạy nhạc cho con, làm một cái bóng của con, làm ngựa cho con cưỡi”. Sau đó nàng dùng chính thân thể của mình trao cho Ly để Ly chịu ăn. Than ôi bậc kỳ tài có cương cường đến đâu đã há miệng ra rồi thì quai hàm tự khắc mắc lại. Ly thần phục công chúa và sau đêm đó thì yêu nàng thật lòng. Nàng cũng vậy, được nhiệt huyết của Ly truyền cho tự khắc khỏi cả bệnh liệt bẩm sinh. Nàng tung tăng như chim.
Công chúa Lạc Dương và Cao Tiệm Ly - Bản tình ca ám ảnh |
Cao Tiệm Ly được tha chết nhưng vẫn không chịu viết Tần Ca. Một đêm nọ quân Tần bắt được ở công trường các nô lệ nước Yên một tảng đá ghi: “Doanh Chính chết thì đất bị chia”. Tần vương bắt tất cả 3 vạn nô lệ ở đó xích thành xâu, mỗi xâu 100 người, cứ đánh một tiếng trống giết một người đến khi nào tìm ra tội phạm. Quân Tần giết người đến cùn hết dao kiếm, máu loang đỏ cả một đoạn sông. Cao Tiêm Ly khóc chảy máu mắt xin chết thay. Vua Tần nói: “Lời lẽ quê mùa thô lậu nhất định không phải do nhạc sư như ngươi viết!”. Ly nói: “Đại vương giết quá nhiều người vô tội”. Vua nói: “Ngươi không biết rằng dân chúng chỉ là một quân cờ của đế vương sao?”. Sau đó dẫn Ly sang điện thờ hàng ngàn vạn người Tần chết thảm trong suốt 570 năm trước những cuộc tấn công của Tề, Sở, Hàn, Yên, Triệu, Ngụy. Vua nói: “Lục quốc có nước nào là không dính máu người Tần. Kẻ làm vua như ta trong đời chỉ được chơi một ván cờ người. Từng nước từng nước đâm giết nhau không cách nào thoát ra được. Nếu Tần không diệt Yên, Triệu thì Yên, Triệu sẽ diệt Tần”. Ly đành phải khóc lạy xưng thần và nhận tước Đại nhạc sư đồng thời hứa viết Tần Ca. Tần Vương tha cho 2500 nô lệ Yên còn lại sống sót.
Vương Tiễn diệt Tề. Lạc Dương sắp phải lấy Vương Bôn, chạy vào gặp Cao Tiệm Ly trách oán chàng phụ bạc. Ly không kìm được lại ái ân với nàng. Vua Tần nổi giận lệnh xông mù mắt Ly bằng nước đái ngựa. Ly chịu phục không nói gì. Nhà vua khóc: “Ta cả đời chỉ ước ao ngươi gọi ta một tiếng “đại ca”. Âm nhạc của ngươi có thể làm ta cười, tức cũng có thể làm cả thiên hạ cười. Có thể làm ta khóc, tức cũng có thể làm cả thiên hạ khóc. Sao ngươi không gọi một người tri âm như ta một tiếng đại ca?”.Trước lễ đăng cơ của vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa là một tấm thảm kịch về mặt nhân bản trong con người ông ta. Công chúa Lạc Dương cắn lưỡi tự sát ngay trước lễ hợp cẩn. Vương Bôn quá uất giận vì ngay đến cử chỉ trả thù nhỏ nhất là giày vò công chúa cũng không làm được, y đã quẫn trí chặt tay rồi chặt chân, khoét ngực, móc mắt và cuối cùng moi tim nàng. Bọn thái giám vu cho họ Vương giết người để tận diệt cả nhà Vương Tiễn, trừ một “chim ưng” tốt nhất cho Thủy Hoàng. Nàng công chúa đẹp như tiên sa và mạnh mẽ như nam nhi (Thủy Hoàng có lần than: “Than ôi! Nếu Lạc Dương là hoàng nam thì ta đã có một người nối dõi”) trước khi chết đã lên xe hoa với dấu kình nô lệ đỏ chót như son trên mặt. Nàng nói với Tiệm Ly: “Vì thiên hạ, phụ vương đã cầm tù thiếp và chàng, hai người ngài thương yêu nhất”.
Lễ đăng cơ của Thủy Hoàng đế thật sự là một đại cảnh hoành tráng và kỳ công, nhưng lại được thổi hồn bằng hai chi tiết:
- Cao Tiệm Ly lấy đàn quật vào Tần Thủy Hoàng. Ly nói: “Ta muốn người đời sau chép sử ghi rằng cho đến khi đăng quang vẫn có người đánh Hoàng đế”. Thủy Hoàng cười: “Sử là do ta ghi lại mà thôi”. Ly trước khi chết gọi: “Đại ca…”.
- Động tác cuối cùng: Tần Thủy Hoàng sau khi ném cây đuốc vào đại lư hương trên lễ đài cao nhất, đã quỳ xuống khóc rưng rức cô đơn như một đứa trẻ không nhà!
Vị vua vĩ đại nhất thống nhất Trung Hoa đã khóc vì cuộc sống “không gia đình” như thế đó!
***
Chuyện phim là một chuỗi những chi tiết chính sử và dã sử đan cài, thể hiện được cái xác thực của lịch sử cũng như vẻ kỳ diệu của những câu chuyện thêu dệt trong dân gian. Ở đây có thể gặp một Thủy Hoàng vừa quả quyết vừa cô đơn; một Cao Tiệm Ly vừa đam mê vừa bế tắc; một Hồ Hợi vừa ác độc vừa phì nộn; và cả một Từ Phúc vừa ma mị vừa giảo hoạt. Nhưng nổi bật hơn cả là trí tưởng tượng tuyệt vời của đạo diễn để xây dựng nên một công chúa Lạc Dương đẹp tuyệt trần lại mang cả tài năng của Tần Thủy Hoàng lẫn niềm đam mê của Cao Tiệm Ly. Vậy nên cái chết của nàng mới thảm thương đến thế. Vì nàng quá hoàn hảo chăng?
Tần Thủy Hoàng là một bạo chúa đúng nghĩa. Ông ta chơi trò chơi đế vương trên xác hàng triệu sinh linh. Thừa biết Từ Phúc nói dối mình mà vẫn trao cho y 600 đồng nam đồng nữ. Vua nói: “Nếu hắn không bỏ xác ngoài biển thì sẽ dương danh Đại Tần ra bốn biển. Nếu hắn chết thì chẳng qua ta giết hắn với 600 mạng người mà thôi”. Chỉ có ông ta mới xứng đáng với lễ tế thủy thần kỳ vĩ trên sông Hoàng Hà. Một tâm hồn cô độc cùng cực trong một tài trí tuyệt luân! Cho nên gây bao cảnh tang thương cho bách tính. Thủy Hoàng nói: “Ta vì đại kế cho thiên hạ, sá gì tai ách lũ dân đen". Than ôi, vì đâu nên nỗi?
Tần Thủy Hoàng là một bạo chúa đúng nghĩa. Ông ta chơi trò chơi đế vương trên xác hàng triệu sinh linh. Thừa biết Từ Phúc nói dối mình mà vẫn trao cho y 600 đồng nam đồng nữ. Vua nói: “Nếu hắn không bỏ xác ngoài biển thì sẽ dương danh Đại Tần ra bốn biển. Nếu hắn chết thì chẳng qua ta giết hắn với 600 mạng người mà thôi”. Chỉ có ông ta mới xứng đáng với lễ tế thủy thần kỳ vĩ trên sông Hoàng Hà. Một tâm hồn cô độc cùng cực trong một tài trí tuyệt luân! Cho nên gây bao cảnh tang thương cho bách tính. Thủy Hoàng nói: “Ta vì đại kế cho thiên hạ, sá gì tai ách lũ dân đen". Than ôi, vì đâu nên nỗi?
Chẳng riêng gì Thuỷ hoàng, mà bất kì ai muốn đứng đầu thiên hạ thì cũng phải làm bạo chúa mà thôi!
Trả lờiXóaEm nhớ mang máng là Doanh Chính thủa bé cũng chơi thân với thái tử Đan nước Yên, nhưng sau này đến khi Đan bị cầm làm con tin ở Tần thì Doanh Chính tìm mọi cách để không cho Đan được về nước, cho nên mới gieo trong lòng Đan mối hận đối với Chính. Bởi thế nên khi Đan trốn về nước thì không tiếc tiền tiếc của để tìm người sang Tần mưu sát Chính, cuối cùng tìm được Kinh Kha. Tiếc là người đi cùng với Kha là Tần Vũ Dương vừa trông thấy Chính thì đã són ra quần nên buộc Kha phải ra tay sớm hơn dự định, thành ra mưu sự không thành.
Trong truyện Đông Chu liệt quốc thì Cao Tiệm Ly cũng là bạn của Kinh Kha thì phải?
Haiz, phải ta mà là Kinh Kha thì cứ rượu ngon gái đẹp mà tiến cho Chính, chẳng mấy Chính suy nhược mà chết. Cần đếch phải kiếm người hành thích cho nó mệt!